Tiềm năng của điểm đến du lịch “phi biển”, thu hút 3,6 triệu lượt khách

Hòa Bình đã và đang chứng minh vị thế hàng đầu của một thị trường bất động sản ven Thủ đô hội tụ đầy đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Trong đó, Lương Sơn với lợi thế cửa ngõ Thủ đô đang bộc lộ sức hút dòng tiền đầu tư mạnh mẽ.
Vị trí kề cận Thủ đô

Tọa lạc ở vị trí chiến lược quan trọng ngay cửa ngõ phía Tây Thủ đô, đồng thời là tâm điểm giao thương kết nối giữa các tỉnh Tây Bắc với Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ, Hòa Bình đã và đang hội tụ đủ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để phát triển bứt tốc trở thành điểm sáng của vùng Thủ đô.

Sở hữu nhiều lợi thế nổi trội về cảnh sắc thiên nhiên và văn hóa dân tộc Mường đậm đà bản sắc, đặc biệt có nguồn khoáng nóng quý giá cùng hồ Hòa Bình “sơn thủy hữu tình”, khí hậu ôn hòa giúp tỉnh giàu tiềm năng khai thác đa dạng các loại hình du lịch “phi biển”, có thể trải nghiệm quanh năm với các khu nghỉ dưỡng sinh thái, chăm sóc sức khỏe, hoạt động khám phá cộng đồng dân tộc hay du lịch thể thao…

Tiềm năng của điểm đến du lịch “phi biển”, thu hút 3,6 triệu lượt khách

Không chỉ chiếm lợi thế từ những yếu tố “thiên thời”, để phát huy vị trí “địa lợi” của mình, Hòa Bình đã sớm chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng kết nối liên vùng, xác định giao thông phải đi trước một bước mở đường cho sự phát triển nhanh và mạnh của kinh tế – du lịch.

Theo đó, loạt dự án tạo động lực cho Hòa Bình “cất cánh” đã được khởi công, điển hình như đường nối Đại lộ Thăng Long với cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình (quý IV/2023); dự án cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu (quý III/2024); dự án Quốc lộ 6 đoạn Ba La – Xuân Mai, tiếp giáp với huyện Lương Sơn, Hòa Bình đang được cải tạo nâng cấp lên 4-6 làn xe với tốc độ 80km/h.

Đặc biệt trong tương lai không xa, vai trò tâm điểm giao thương kết nối khu vực Tây Bắc với vùng kinh tế Bắc Bộ của Hòa Bình sẽ ngày càng được củng cố vững chắc khi tỉnh đã lên kế hoạch mở rộng cao tốc Hà Nội – Hòa Bình từ 2 lên 6 làn xe với tốc độ thiết kế 100km/h. Như vậy, thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Hòa Bình sẽ tiếp tục được rút ngắn đáng kể từ 1 giờ xuống chỉ còn 30 phút, dự báo mở ra cơ hội phát triển “vô hạn” đối với nền kinh tế và ngành du lịch tỉnh Hòa Bình.

Bởi thế, không phải ngẫu nhiên mà khu vực nằm kề cận Thủ đô này đã, đang và sẽ tiếp tục trở thành điểm đến sáng giá của làn sóng du lịch nghỉ dưỡng ven đô. Minh chứng rõ nét là kết thúc 9 tháng năm 2024, lượng du khách đến Hòa Bình tăng trưởng tích cực khi đã đón 3,6 triệu lượt, doanh thu từ khách du lịch ước đạt 3.700 tỷ đồng, tăng 18,9% so với cùng kỳ và đạt 80,4% kế hoạch năm.

Đánh giá về tiềm năng thị trường Hòa Bình, giới chuyên gia khẳng định, tài nguyên du lịch và hạ tầng phát triển chính là chiếc “chìa khóa vàng” giúp tỉnh này mở toang “cánh cửa” bứt phá thị trường bất động sản. Trong bối cảnh dòng vốn của nhà đầu tư tiếp tục cho thấy xu hướng dịch chuyển rõ nét ra các tỉnh thành vùng ven, thị trường bất động sản Cao Phong lại càng cho thấy sức hút mạnh mẽ bởi lợi thế cửa ngõ Thủ đô.